Những lưu ý khi chăn nuôi gà mùa nóng (kỳ 2)

06:07, 03/07/2019

(tiếp theo)

Các biện pháp chăm sóc, chống nóng hằng ngày trong chăn nuôi gà

 - Cung cấp thoải mái nước mát và sạch. Tăng lượng nước cũng như máng uống. Đường ống dẫn nước và bể nước có thể xây ngầm hoặc có mái cách nhiệt để giữ cho nước càng mát càng tốt vì nước mát sẽ giúp cho gà hạ thấp được nhiệt độ trong cơ thể.

- Thêm vào nước uống 0.25% muối làm tăng lượng nước gà uống vào và cũng có ích cho đàn gà.

 Dinh dưỡng với chăn nuôi gà mùa nóng

- Nhiệt cơ thể tăng 7-12% sau 2 giờ cho ăn và trao đổi chất của thức ăn vào làm tăng phần lớn nhiệt độ cơ thể. Vì vậy nên cho gà ăn vào buổi sáng sớm, chiều mát và ban đêm, tránh khung giờ cao điểm từ 9h-15h. Chia làm nhiều bữa trong ngày, mỗi lần ăn ít nhưng tăng số bữa.

 Ví dụ: Để hấp thu tốt hơn trong mùa nóng, một trang trại cho gà ăn vào 6h sáng, 6h chiều và 21h tối.

 - Cho ăn riêng canxi: Điều này giúp tăng đáng kể lượng thức ăn vào cũng như mức canxi tiêu thụ, đồng thời giúp cải thiện đáng kể sản lượng trứng và chất lượng vỏ trứng trong chăn nuôi gà đẻ.

 - Thay thế năng lượng trong thức ăn bằng năng lượng của chất béo là một cách để hạn chế sản sinh nhiệt vì sự giải phóng nhiệt từ tiêu hóa và trao đổi chất của tinh bột cao hơn, xấp xỉ 30% so với chất béo.

 - Tăng số máng ăn (đặc biệt đối với gà thả vườn) sao cho gà không phải mất quá nhiều công sức hay chen chúc để ăn.

 - Bổ sung vitamin C, điện giải, đường vào trong nước uống để giúp gà giải nhiệt và tăng sức đề kháng.

 - Bổ sung thêm D,L- methionine làm tăng khả năng tiêu hóa thức ăn trong điều kiện nóng.

 -  Mật độ vừa phải, đối với gà thịt 9-10con/m2 và gà giống là 4-5con/m2. nếu quá nóng có thể thả gà ra vườn, gốc cây quanh chuồng.

- Với các hộ chăn nuôi gà bằng chuồng kín: nhiệt độ chuồng nuôi luôn đảm bảo từ 22-250C; ẩm độ 75%. Hạn chế tối thiểu sự dao động nhiệt độ trong chuồng nuôi - dùng nhiệt kế và ẩm kế để trong chuồng để theo dõi.

 Nếu nhiệt độ tăng cao hơn 250C thì có thể phun nước lên mái, phun ở dàn mát…còn nếu ẩm độ xuống thấp quá thì có thể bố trí các vòi phun sương trong chuồng.

 Chuồng hở: tốt nhất nên có khu vực “sân chơi” mát mẻ hoặc vườn nhiều cây để gà “tránh nóng” trong những ngày nhiệt độ lên quá cao

 Tránh vận chuyển gia cầm trong thời điểm nắng nhất trong ngày từ 10h-15h.

Pphòng chống nóng chủ động bằng vaccine, thuốc, vitamin…trong chăn nuôi gà mùa nóng

- Tiêm phòng đầy đủ các bệnh nguy hiểm: Cúm gia cầm, Newcastle, Gumboro, Marek, IB…

- Phun sát trùng định kỳ: 2-3 lần/tuần.

- Tẩy giun sán, diệt chuột bọ xung quanh trang trại.

- Theo dõi hằng ngày để phát hiện sớm gia cầm ốm, tiến hành cách ly điều trị xử lý kịp thời tránh lây lan ra toàn đàn - đây là một việc làm vô cùng quan trọng cần lưu ý trong chăn nuôi gà không chỉ trong mùa nóng.

 - Sau đợt nắng nóng: bổ sung vitamin và chất dinh dưỡng - tránh để gà thiếu chất, giảm cân, mệt mỏi.

 - Bổ sung muối ăn, điện giải, B-complex giàu vitamin C vào trong thức ăn, nước uống để giải nhiệt.

 Chống nóng trong chăn nuôi gia cầm nói chung và chăn nuôi gà nói riêng muốn hiệu quả thì cần tiến hành đồng bộ, nhất quán và đầy đủ các bước trên. Trong bài viết, chúng tôi chỉ chia ra các bước để bạn đọc dễ theo dõi, ghi nhớ chứ trên thực tế, không có bước nào trước, bước nào sau mà hoàn toàn tùy thuộc vào điều kiện chăn nuôi mà linh động.

Theo nongnghiep.vn

 

 



BÁO NAM ĐỊNH ĐIỆN TỬ

Tổng biên tập: Phạm Văn Trường

Phó Tổng biên tập: Trần Vân Anh, Nguyễn Thị Thu Thủy

Tòa soạn: Số 68 Trần Phú, TP Nam Định, tỉnh Nam Định

Điện thoại: 0228.3849386; Email: toasoanbnd@gmail.com