Lai Châu: Tăng cường củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở

08:09, 12/09/2016

Trong những qua năm việc củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở của tỉnh Lai Châu tiếp tục được tỉnh quan tâm đầu tư xây dựng và nâng cấp sửa chữa, phục vụ tốt nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân.

Trẻ em ở xã Tả Lèng, huyện Tam Đường uống Vitamin A. Ảnh: laichau.gov.vn
Trẻ em ở xã Tả Lèng, huyện Tam Đường uống Vitamin A. Ảnh: laichau.gov.vn

Hiện nay, toàn tỉnh có 8 trung tâm y tế huyện, thành phố; 1 bệnh viện đa khoa huyện; 15 phòng khám đa khoa khu vực và 108 trạm y tế xã, phường, thị trấn. Mỗi trạm y tế xã được bố trí từ 5 đến 6 cán bộ, trong đó 100% số trạm y tế xã có y sĩ đa khoa; 40% có cán bộ y học cổ truyền; 92,6% xã có nữ hộ sinh trung học hoặc y sĩ sản nhi; 1.035/1.144 số bản có y tế thôn bản hoạt động. Tỉnh đã xây dựng được 39 trạm y tế xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã; đầu tư xây dựng, nâng cấp sửa chữa 7 bệnh viện, trung tâm y tế huyện; xây mới và nâng cấp sửa chữa 6 phòng khám đa khoa khu vực, 53 trạm y tế xã cơ bản đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã với tổng vốn đầu tư lên đến trên 90 tỷ đồng; 100% trạm y tế xã được đầu tư trang thiết bị theo phân tuyến kỹ thuật của Bộ Y tế; 100% các trạm y tế xã, trong đó 8/108 trạm y tế xã được đầu tư trang thiết bị y tế hiện đại như: máy siêu âm, máy xét nghiệm huyết học bán tự động, điện tâm đồ từ nguồn hỗ trợ của dự án nước ngoài, góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho nhân dân ngay từ tuyến cơ sở, làm giảm tình trạng quá tải cho các bệnh viện tuyến trên.

TP Hồ Chí Minh: Phấn đấu toàn bộ dân cư được dùng nước sạch trong năm 2016

Đây là chỉ tiêu mà Nghị quyết HĐND Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra hồi cuối năm 2015 mà UBND các quận Bình Tân, 12 và các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh cùng Tổng Cty Cấp nước Sài Gòn TNHH một thành viên và Cty cổ phần Hạ tầng nước Sài Gòn được giao tập trung triển khai thực hiện.

Cùng với đó, các địa phương và ngành chức năng phải đảm bảo nước sạch cung cấp đến người dân, đáp ứng yêu cầu về chất lượng theo quy định; rà soát tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch thực tế trên địa bàn. Đối với địa bàn huyện Củ Chi, huyện Hóc Môn và huyện Bình Chánh phải hoàn thành kế hoạch trước ngày 30-11-2016. Đối với địa bàn quận Bình Tân, quận 12 phải hoàn thành kế hoạch trước ngày 30-10-2016.

UBND Thành phố Hồ Chí Minh cũng giao các Trưởng đoàn giám sát tăng cường kiểm tra thực tế tại hiện trường; đối chiếu tiến độ thi công thực tế so với kế hoạch đề ra, đôn đốc, giải quyết trực tiếp và kịp thời các khó khăn vướng mắc, phát huy vai trò trách nhiệm tập thể và cá nhân, có cơ chế hoạt động linh hoạt, chủ động, phối hợp chặt chẽ và đồng bộ; điều phối các giải pháp cung cấp nước sạch để đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu.

Được biết, hiện Thành phố Hồ Chí Minh đã có 1.736.993 hộ/1.874.114 hộ, đạt 92,7% số hộ được sử dụng nước sạch. Từ nay đến năm 2019, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ xây dựng Nhà máy nước Tân Hiệp 2, Kênh Đông 2, Thủ Đức 4 để cấp thêm 850 nghìn m3/ngày cho thành phố, nâng tổng công suất cấp nước của Thành phố Hồ Chí Minh lên 2 triệu 950 nghìn m3/ngày. 

Đồng thời, Thành phố Hồ Chí Minh cũng mở rộng mạng lưới cấp nước bằng cách phát triển 1.559km đường ống cấp nước, lắp đặt trên 1.000 bồn cấp nước tập trung, 132 đồng hồ tổng và gắn đồng hồ nước từ trạm cho các hộ đang sử dụng nước tự khai thác./.

Theo dangcongsan.vn



BÁO NAM ĐỊNH ĐIỆN TỬ

Tổng biên tập: Phạm Văn Trường

Phó Tổng biên tập: Trần Vân Anh, Nguyễn Thị Thu Thủy

Tòa soạn: Số 68 Trần Phú, TP Nam Định, tỉnh Nam Định

Điện thoại: 0228.3849386; Email: toasoanbnd@gmail.com