Suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới - không thể chủ quan

07:12, 20/12/2019

Suy tĩnh mạch (TM) mạn tính là tình trạng các TM không thể bơm đủ máu nghèo ôxy trở về tim. Bệnh này thường gặp ở chi dưới, xảy ra khoảng 10 - 35%, người lớn. Bệnh thường tiến triển chậm, không rầm rộ, ít nguy hiểm nhưng trở ngại nhiều cho sinh hoạt và công việc hằng ngày, điều trị lâu dài và tốn kém, nhất là khi có biến chứng.

Hay gặp ở bệnh nhân nữ

Suy TM khá phổ biến, nhất là những người làm việc phải đứng hoặc ngồi lâu, ít vận động cơ bắp chân. Đối tượng rất dễ bị suy TM là phụ nữ mang thai. Lúc mang thai có thể có biểu hiện của phù hay nổi TM, giãn TM hoặc không có biểu hiện gì. Ngay sau sinh có thể những biểu hiện này “biến mất”. Tuy nhiên, sau sinh 3-5 năm, phần lớn phụ nữ bắt đầu có những triệu chứng sớm của suy TM.

Nữ thường bị nhiều hơn nam do ảnh hưởng của nội tiết tố nữ, thai nghén lên thành TM, do phải đứng lâu trong một số ngành nghề như bán hàng, thợ dệt, do khối lượng cơ thấp hoặc dùng giày không thích hợp.

Tăng trọng quá mức cũng là một yếu tố nguy cơ vì lực tác động từ phía trước để hút máu về bị giảm và các dòng trào ngược ly tâm phát sinh do gia tăng áp lực từ ổ bụng.  Thuốc ngừa thai do sử dụng nội tiết tố nên cũng là một yếu tố nguy cơ như thai nghén.

Phẫu thuật có thể gây ra biến chứng huyết khối TM và viêm TM nhất là những phẫu thuật vùng tiểu khung như phẫu thuật trong sản khoa và niệu khoa các thủ thuật khác như bó bột, bất động lâu trong gãy xương... Tuy nhiên, gần đây tầm quan trọng của yếu tố nguy cơ này đã giảm bớt.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Suy tĩnh mạch (TM) mạn tính là tình trạng các TM không thể bơm đủ máu nghèo ôxy trở về tim. Bệnh này thường gặp ở chi dưới, xảy ra khoảng 10 - 35%, người lớn.

Bệnh thường tiến triển chậm, không rầm rộ, ít nguy hiểm nhưng trở ngại nhiều cho sinh hoạt và công việc hằng ngày, điều trị lâu dài và tốn kém, nhất là khi có biến chứng.

Hay gặp ở bệnh nhân nữ

Suy TM khá phổ biến, nhất là những người làm việc phải đứng hoặc ngồi lâu, ít vận động cơ bắp chân. Đối tượng rất dễ bị suy TM là phụ nữ mang thai. Lúc mang thai có thể có biểu hiện của phù hay nổi TM, giãn TM hoặc không có biểu hiện gì. Ngay sau sinh có thể những biểu hiện này “biến mất”. Tuy nhiên, sau sinh 3-5 năm, phần lớn phụ nữ bắt đầu có những triệu chứng sớm của suy TM.

Nữ thường bị nhiều hơn nam do ảnh hưởng của nội tiết tố nữ, thai nghén lên thành TM, do phải đứng lâu trong một số ngành nghề như bán hàng, thợ dệt, do khối lượng cơ thấp hoặc dùng giày không thích hợp.

Tăng trọng quá mức cũng là một yếu tố nguy cơ vì lực tác động từ phía trước để hút máu về bị giảm và các dòng trào ngược ly tâm phát sinh do gia tăng áp lực từ ổ bụng.  Thuốc ngừa thai do sử dụng nội tiết tố nên cũng là một yếu tố nguy cơ như thai nghén.

Phẫu thuật có thể gây ra biến chứng huyết khối TM và viêm TM nhất là những phẫu thuật vùng tiểu khung như phẫu thuật trong sản khoa và niệu khoa các thủ thuật khác như bó bột, bất động lâu trong gãy xương... Tuy nhiên, gần đây tầm quan trọng của yếu tố nguy cơ này đã giảm bớt.

Trên thế giới tỷ lệ mắc bệnh 10- 61% (tỷ lệ nam /nữ từ 1/2 đến 1/4). Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Tần suất gặp suy tĩnh mạch gấp 10 lần bệnh động mạch chi dưới.

Ở Việt Nam, nhiều bệnh nhân ít quan tâm, ngại đi khám, thầy thuốc coi nhẹ và bỏ sót các triệu chứng. Theo một nghiên cứu chỉ có 8,2% bệnh nhân suy tĩnh mạch được điều trị và đa số là sử dụng các loại thuốc chữa triệu chứng như aspirin, lợi tiểu hoặc các loại thuốc Đông y.

Theo suckhoedoisong.vn


 



BÁO NAM ĐỊNH ĐIỆN TỬ

Tổng biên tập: Phạm Văn Trường

Phó Tổng biên tập: Trần Vân Anh, Nguyễn Thị Thu Thủy

Tòa soạn: Số 68 Trần Phú, TP Nam Định, tỉnh Nam Định

Điện thoại: 0228.3849386; Email: toasoanbnd@gmail.com