Vào thời điểm giao mùa, thời tiết thường có những diễn biến phức tạp làm ảnh hưởng đến môi trường nước trong ao nuôi. Việc thay đổi này, tạo sự thuận lợi cho mầm bệnh trên động vật thủy sản nuôi phát triển, chủ yếu là các bệnh về ký sinh trùng, nấm, vi khuẩn, vi rút... Do đó, cần chú ý các biện pháp phòng bệnh tổng hợp để tránh thiệt hại về kinh tế. Để có các biện pháp phòng bệnh hiệu quả người nuôi cần lưu ý những điểm sau:
1. Mối quan hệ giữa các yếu tố gây bệnh cho cá
- Các yếu tố gây bệnh cho cá:
Môi trường sống: Bao gồm các yếu tố lý, hoá học, nhiệt độ, ô xy, CO2, NH3 và độ trong của nước.
Các tác nhân gây bệnh gồm: Vi rút, vi khuẩn; Nấm, ký sinh trùng.
Cá mắc bệnh khi có đủ các yếu tố sau: Môi trường nước bị ô nhiễm, trong môi trường có mầm bệnh và sức đề kháng của cá yếu.
- Ảnh hưởng của con người đến các yếu tố trên:
Cải tạo môi trường nuôi: Ao, hồ, đầm, lồng nuôi…
Hạn chế mầm bệnh: Mua cá giống sạch bệnh, rõ nguồn gốc, khỏe mạnh, không bị xây xát, dị hình…
Tăng sức đề kháng cho cá: Cho cá ăn đủ chất, đủ lượng.
2. Cách dùng thuốc để phòng và trị bệnh cá
Để phòng và trị bệnh cá có thể treo túi thuốc hoặc xử lý trực tiếp thuốc, trộn thuốc vào thức ăn và tắm cho cá. Người nuôi có thể tham khảo bảng sau:
3. Các biện pháp phòng bệnh cho cá
3.1. Quản lý chất lượng nước trong quá trình nuôi
Trong suốt quá trình nuôi cần phải giữ vệ sinh ao, đầm nuôi để đảm bảo chất lượng nước tốt, tránh sự tích tụ của các chất hữu cơ, hợp chất nitơ,… quản lý các yếu tố môi trường như Oxy, pH… trong khoảng thích hợp.
Định kỳ sử dụng vôi bột 2 lần/tháng với liều lượng từ 1 - 2 kg/100 m3 nước, đồng thời treo các túi vôi tại các điểm cho cá ăn.
Cần chủ động được nguồn nước để thay khi cần thiết, trong điều kiện nguồn nước thuận lợi bà con có thể thường xuyên thay và cấp nước mới cho ao, lượng nước thay từ 20 - 30% lượng nước trong ao.
Đảm bảo mật độ cá khi nuôi, không nên nuôi quá dày.
3.2. Quản lý thức ăn và khu vực cho ăn
Thức ăn là động vật tươi sống cần được sát trùng bằng muối, thức ăn là thực vật (cỏ, lá,…) cần rửa kỹ tránh nhiễm thuốc trừ sâu và hóa chất.
Vớt bỏ thức ăn thừa sau mỗi ngày cho ăn, định kì khử trùng, vệ sinh nơi cho ăn, sàng ăn bằng vôi bột, Formalin hoặc nước muối.
3.3. Khử trùng dụng cụ: Sinh vật gây bệnh có thể theo dụng cụ lây lan bệnh từ ao này sang ao khác, dụng cụ nên dùng riêng biệt cho từng ao. Nếu không đủ dụng cụ, thì sau mỗi lần sử dụng cần phải khử trùng bằng nước muối, Formalin hoặc thuốc tím.
3.4. Sử dụng thuốc phòng bệnh và tăng cường sức đề kháng cho cá trước thời điểm giao mùa
Phần lớn các loại bệnh trong nuôi trồng thủy sản xuất hiện theo mùa; do đó trước mỗi mùa bệnh, cá cần được cho ăn phòng bằng thuốc Tiên Đắc hoặc tỏi xay trộn vào thức ăn với liều lượng 100 - 300 g/100 kg cá, cho ăn liên tục trong 7 ngày, đồng thời bổ sung thêm các loại khoáng chất, Vitamin trộn vào thức ăn cho cá ăn trước thời điểm giao mùa: Cá giống 4 gam/1kg cá/1 ngày, cá thịt 2 gam/1kg cá/1 ngày, cho ăn 3 ngày liên tục. Bón vôi bột trước và sau mùa bệnh của cá định kỳ 2 - 3 kg/100m3 nước ao/tháng. Trong mùa bệnh 4 - 6 kg/100m3 nước ao/10 - 15 ngày.
Ngoài ra, có thể phòng bệnh cho cá bằng một số cây thảo mộc như: Thân cây chuối, củ tỏi, rau sam, cây nhọ nồi,… và các cây thảo mộc khác bằng cách: Ngâm hoặc thái nhỏ thân cây chuối, rau sam, nhọ nồi và các cây thảo mộc thả xuống ao cho cá ăn, đối với tỏi xay nhuyễn trộn vào thức ăn cho cá ăn trước thời điểm giao mùa từ 15 - 20 ngày.
Cho cá ăn theo phương pháp 4 định (thời gian, vị trí, chất lượng và số lượng thức ăn).
Tăng cường chất dinh dưỡng: Cho ăn đủ chất, bổ sung thêm một số chất vi lượng để tăng cao sức đề kháng cho cá như: Vitamin C, B6, E, A.
Đánh bắt vận chuyển cá nên nhẹ nhàng, tránh cá bị xây xát.
Theo khuyennongvn.gov.vn
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin