Điện Biên: Kỳ vọng phát triển vùng trồng chanh leo

07:08, 09/08/2019

Kỳ vọng đến năm 2021, tỉnh Điện Biên sẽ phát triển được vùng nguyên liệu cây ăn quả, với khoảng 1.000ha chanh leo trên địa bàn tỉnh.

Theo ông Bùi Minh Hải, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Điện Biên, Điện Biên là địa phương có tiềm năng rất lớn về đất đai, khí hậu, phù hợp với việc trồng cây ăn quả. Trong đó những loại cây trồng chủ lực đem lại hiệu quả kinh tế cao được xác định là những loại cây có múi hay những cây ăn quả ngắn ngày như: dứa, chanh leo… Riêng đối với cây chanh leo đã được trồng thử nghiệm khoảng 30ha tại 2 địa phương là Tuần Giáo và Mường Ảng, đều cho kết quả khả quan, năng suất, chất lượng tốt.

Kỳ vọng đến năm 2021, tỉnh Điện Biên sẽ phát triển được vùng nguyên liệu cây ăn quả, với khoảng 1.000ha chanh leo trên địa bàn tỉnh.
Kỳ vọng đến năm 2021, tỉnh Điện Biên sẽ phát triển được vùng nguyên liệu cây ăn quả, với khoảng 1.000ha chanh leo trên địa bàn tỉnh.

Tuy có lợi thế đất đai nhưng hiện toàn tỉnh mới chỉ có khoảng 2.600ha cây ăn quả, chưa tương xứng với những tiềm năng vốn có. Do đó việc kỳ vọng đẩy mạnh vùng nguyên liệu chanh leo với diện tích khoảng 1.000ha cùng với Công ty Cổ phần NaFoods Tây Bắc là định hướng được ngành nông nghiệp tỉnh xác định sẽ tập trung triển khai tại các địa phương trong thời gian tới. Qua đó nhằm mở ra hướng phát triển mới, giúp xóa đói giảm nghèo cho đồng bào, nhân dân các dân tộc trên địa bàn.

Với những tín hiệu mừng từ kết quả khả quan của việc trồng thử nghiệm cây chanh leo trên địa bàn và những định hướng của ngành nông nghiệp tỉnh Điện Biên, kỳ vọng chanh leo sẽ là loại cây ăn quả chủ lực giúp bà con các dân tộc trên địa bàn xóa đói giảm nghèo bền vững.

Long An: Các doanh nghiệp khu công nghiệp tạo việc làm cho gần 14 vạn lao động

Theo Ban Quản lý Khu kinh tế Long An, hiện các doanh nghiệp trong khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh tạo việc làm cho khoảng 139.454 lao động. Trong đó, lao động nữ chiếm 56%. Lao động nước ngoài có trên 3.000 người. Lao động thuộc ngành giày da, dệt, may chiếm 65% trên tổng số lao động. Cũng theo Ban Quản lý Khu kinh tế Long An, đến nay, các khu công nghiệp của tỉnh này có tổng số doanh nghiệp đang hoạt động là 875. Trong đó, có 385 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động với tổng số vốn đầu tư thực hiện là 2,15 tỷ USD. Cùng với đó là 490 doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước với tổng số vốn đầu tư thực hiện lũy kế là 21.950 tỷ đồng.

Bảy tháng đầu năm 2019, chỉ số sản xuất công nghiệp của Long An có mức tăng khá, đạt 9,4% so với cùng kỳ, trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục tăng mạnh và ngành khai khoáng phục hồi đà tăng nhẹ nhờ hoạt động khai thác than khởi sắc, bù đắp cho sự sụt giảm của khai thác dầu thô. Bên cạnh đó, hoạt động sản xuất và phân phối điện bảo đảm cung cấp đủ điện cho sản xuất và tiêu dùng trong xã hội.

Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu trong 7 tháng qua tăng cao so với cùng kỳ năm trước như sắt, thép thô tăng 57,1%; xăng, dầu tăng 45,1%; sản xuất ti vi tăng 23,9%; khí hóa lỏng tăng 16,4% và thức ăn cho thủy sản tăng 14,8%./.

Theo vov.vn



BÁO NAM ĐỊNH ĐIỆN TỬ

Tổng biên tập: Phạm Văn Trường

Phó Tổng biên tập: Trần Vân Anh, Nguyễn Thị Thu Thủy

Tòa soạn: Số 68 Trần Phú, TP Nam Định, tỉnh Nam Định

Điện thoại: 0228.3849386; Email: toasoanbnd@gmail.com