Nho giáo

06:07, 04/07/2013

Cùng với quá trình  thâm nhập, phát triển của Nho giáo vào châu thổ Bắc Bộ, Nho giáo cũng sớm thâm nhập và phát triển ở Nam Định.

So với các địa bàn phía Bắc như Kinh Bắc, Hải Dương, Thăng Long thì  ở Nam Định Nho giáo bị hạn chế hơn vào thời Trần. Bản thân các vua Trần không mặn mà lắm với Nho giáo, cũng áp dụng chính sách hạn chế ảnh hưởng của Nho giáo trong cả nước, nhất là ở chính quê hương nhà Trần nói riêng. Hẳn chính sách này cũnho giáo trong cả nước, nhất là ở chính quê hương nhà Trần nói riêng. Hẳn chính sách này cũng có tác động đến tình hình Nho giáo ở Nam Định đương thời. Có thể nói cho đến đời Trần, vùng đất Thiên Trường chưa phải là một trung tâm Nho học. Số lượng những người học Nho chưa nhiều và đỗ đạt cũng ít. Gần 143 năm sau kỳ thi Nho học cấp quốc gia  đầu tiên ở Việt Nam, Nam Định mới có vị khai khoa -  Vương Văn Hiệu (huyện Thượng Nguyên), suốt thời Trần số lượng đại khoa ở vùng Nam Định cũng chỉ có những đại biểu như: ham say nghiên cứu Phật học. Các vua Trần thế kỷ XIV, như Trần Minh Tông kiên quyết "Nhà nước có phép tắc riêng, Nam Bắc khác nhau, nếu theo kế của bọn học trò mặt trắng tìm đường tiến thân thì sinh loạn ngay".

Mặc dù như vậy, vào cuối thời Trần, xu hướng ngày một thắng thế của Nho giáo đã diễn ra trên phạm vi cả nước, trong đó có Nam Định. Qua những cải cách của nhà Hồ, chính sách tăng cường truyền bá Nho giáo thời thuộc Minh đã tạo ra một cơ sở trực tiếp cho việc thực thi và phát triển Nho giáo ở thời Lê sơ.

Thời Lê sơ, đặc biệt là dưới triều Lê Thánh Tông, với vị trí địa chính trị, kinh tế, quân sự của mình, vùng đất Thiên Trường (Nam Định) được cuốn hút vào quỹ đạo Nho giáo với một cường độ và quy mô mới, tạo thành một mốc quan trọng trong qúa trình Nho học ở Nam Định. Đất Nam Định trở thành một trong những trung tâm giáo dục khoa cử mạnh mẽ của Đại Việt. Đây cũng là thời kỳ phát triển rực rỡ của các đại biểu Nho giáo của vùng đất Sơn Nam như Lương Thế Vinh, Phạm Đạo Phú...

Theo thống kê chưa đầy đủ, ở Nam Định trong suốt lịch sử phát triển và thi cử Nho học có đến trên 148 làng có người đỗ từ Cử nhân trở lên. Đương nhiên, sự phát triển của Nho giáo không hoàn toàn đồng nhất với việc mở rộng, phát triển Nho học. Nhưng đó là một lực lượng vật chất thể hiện về  không gian lan toả và phát triển của Nho giáo trong cư dân Nam Định. Những môn đệ tự giác hay không tự giác của Nho giáo này sẽ góp phần thẩm thấu tư tưởng giáo lý Nho giáo ở nhiều cấp độ khác nhau từ bản thân mình đến môi trường gia đình, xã hội. Nho giáo ở Nam Định sẽ trực tiếp ảnh hưởng và chi phối tới hàng loạt các yếu tố văn hoá, xã hội. Cho đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, qua con mắt của các nhà Nho, chẳng hạn: "huyện Nam Trực các xã Cổ Nông, Thượng Nông... (42 làng xã  được nhắc tên) đều ham chuộng văn học"; "các lễ quan, hôn, tang tế, cầu phúc... đều theo lệ định của Nhà nước do bộ Lễ và đều theo sách gia lễ của Chu Công".

Vận hành của lý thuyết Nho giáo vào thế kỷ XVII, XVIII trở đi ảnh hưởng trực tiếp đến các mô hình gia đình (nhất là các tầng lớp trên), vận hành làng xã in đậm vào các nghi thức sinh hoạt, cúng tế, tang ma.

Theo: Địa chí Nam Định



BÁO NAM ĐỊNH ĐIỆN TỬ

Tổng biên tập: Phạm Văn Trường

Phó Tổng biên tập: Trần Vân Anh, Nguyễn Thị Thu Thủy

Tòa soạn: Số 68 Trần Phú, TP Nam Định, tỉnh Nam Định

Điện thoại: 0228.3849386; Email: toasoanbnd@gmail.com