Suy nhược thần kinh – Xử lý ngay trước khi quá muộn

02:11, 18/11/2019

Suy nhược thần kinh là vấn đề ai cũng từng gặp phải ít nhất một lần trong đời, tuy nhiên, hầu hết mọi người chưa có nhận thức đúng đắn về bệnh và hậu quả của nó. Suy nhược thần kinh kéo dài là nguyên nhân chính dẫn tới trầm cảm. Theo thống kê của Viện Sức khỏe tâm thần, có tới 30% dân số ở nước ta mắc các bệnh rối loạn tâm thần, trong đó, tỷ lệ trầm cảm chiếm tới 25%.

Suy nhược thần kinh thường xuyên cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, chân tay tê mỏi, buồn bã, chán nản.
Suy nhược thần kinh thường xuyên cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, chân tay tê mỏi, buồn bã, chán nản.

Suy nhược thần kinh là gì? Triệu chứng của bệnh

Suy nhược thần kinh là trạng thái tạm thời, xảy ra khi sự căng thẳng và những đòi hỏi trong cuộc sống vượt quá khả năng xử lý của một người. Bạn có thể dựa vào rất nhiều triệu chứng để xác định xem mình có đang bị suy nhược thần kinh hay không như:

Tâm trạng thay đổi: Tâm trạng thay đổi thường xảy ra trước hiện tượng suy nhược thần kinh, bao gồm: Dễ nổi nóng, giận dữ kết hợp với cảm giác tội lỗi hoặc ăn năn, dễ xúc động, dễ khóc, có lúc trầm lặng tuyệt đối.

Rối loạn cảm giác: Thường xuyên cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, chân tay tê mỏi, buồn bã, chán nản. Những biểu hiện này thường xảy ra và thay đổi theo trạng thái tâm lý vì người bị suy nhược thần kinh dễ nhạy cảm và có phần dễ bị ám thị.

Tự cô lập bản thân: Người bị suy nhược thần kinh thường có xu hướng xa lánh bạn bè, gia đình và dành phần lớn thời gian để ở một mình. Khi căng thẳng quá độ, họ dễ tự cô lập và dành năng lượng để đối phó với sự căng thẳng.

Rối loạn trong giấc ngủ: Cũng như nhiều chứng rối loạn khác, khó khăn khi ngủ là một trong những triệu chứng đầu tiên của suy nhược thần kinh. Người bệnh có thể phải trằn trọc mãi mới ngủ được và thức giấc vài lần trong đêm; Ngủ quá ít hoặc quá nhiều so với thường lệ.

Lo âu cao độ: Người suy nhược thần kinh thường cảm thấy lo lắng và rơi vào trạng thái tiêu cực, suy nghĩ quá mọi việc lên, luôn sống trong  bế tắc.

Hiện tượng tăng nhịp tim:

Nghiên cứu cho thấy, bệnh trầm cảm là nguyên nhân của hơn 50% trường hợp tự sát. Theo TS. Isaac Woods - Tiến sĩ Tâm lý học Đại học Memphis, Hoa Kỳ, trầm cảm có thể ảnh hưởng tới tất cả mọi người từ mọi lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp và địa vị trong xã hội. Bệnh trầm cảm khiến bộ não trở nên không tỉnh táo, người bệnh chỉ nhận thấy những tiêu cực trong cuộc sống, cảm thấy bí bách. Những cảm xúc tiêu cực kéo dài dẫn đến việc người bệnh có xu hướng kết thúc cuộc đời bằng các hành động cực đoan.

Theo các chuyên gia, suy nhược thần kinh không chỉ ảnh hưởng tới một cá nhân, mà còn có những tác động tiêu cực đến gia đình của người đó, tới xã hội và cộng đồng.

Làm sao để đẩy lùi suy nhược thần kinh?

Suy nhược thần kinh là căn bệnh phổ biến trong cộng đồng, có điều chúng ta chưa đánh giá đúng mức độ nguy hiểm của nó để đưa ra biện pháp can thiệp kịp thời. Thông thường, người bệnh chỉ tìm đến việc xử lý khi bệnh đã ở giai đoạn nghiêm trọng. Thống kê cho thấy, chỉ có 5-10% bệnh nhân trầm cảm được chẩn đoán và đẩy lùi kịp thời.

Do đó, nếu có những biểu hiện của chứng suy nhược thần kinh, người bệnh chớ chủ quan mà cần có phương pháp xử lý để cải thiện tình trang bệnh trước khi quá muộn.

Có thể nhờ tới sự giúp đỡ của người thân, bạn bè xung quanh bằng cách chia sẻ những vấn đề căng thẳng; Nhờ tới sự hỗ trợ của các chuyên gia, bác sĩ tâm lý; Sử dụng các loại thuốc chống suy nhược thần kinh, chống trầm cảm, tuy nhiên, chỉ nên sử dụng theo đơn do bác sĩ kê, tránh lạm dụng và sử dụng thuốc bừa bãi vì có thể dẫn đến tình trạng phụ thuộc vào thuốc khiến bệnh nghiêm trọng hơn.

Theo suckhoedoisong.vn



BÁO NAM ĐỊNH ĐIỆN TỬ

Tổng biên tập: Phạm Văn Trường

Phó Tổng biên tập: Trần Vân Anh, Nguyễn Thị Thu Thủy

Tòa soạn: Số 68 Trần Phú, TP Nam Định, tỉnh Nam Định

Điện thoại: 0228.3849386; Email: toasoanbnd@gmail.com