Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất vụ đông

08:10, 25/10/2017

Vụ đông ở vùng đồng bằng sông Hồng là một vụ sản xuất đặc thù với 3 đến 4 tháng mùa đông lạnh, khô, có sự chuyển tiếp nền nhiệt đầu vụ và cuối vụ tạo nên sự phong phú đa dạng về chủng loại đối với cây trồng vụ đông, nhất là nhóm cây rau, màu. Vụ đông 2017, Bộ NN và PTNT đặt ra mục tiêu sản xuất với 410 nghìn ha, đạt giá trị 26-28 nghìn tỷ đồng.

Ảnh minh hoạ/ Internet
Ảnh minh hoạ/ Internet

Nhiều giống cây trồng vụ đông với những đặc tính ưu việt như giống cà chua CVR9, GL1-16, GL1-17, VT10, giống ớt GL1-10, giống dưa chuột lai GL1-8, PC4, giống đậu cô ve leo VC5, đậu đũa VC2, bí xanh Thiên Thanh 5, cải làn GL1-11, xà lách GL1-19, cải củ Hàn Quốc, bí ngồi Azura… và một số giống hoa lan, hoa đào, hoa lay ơn, hoa cúc.

Các địa phương cần tăng cường phổ biến các tiến bộ kỹ thuật, dự báo tình hình thời tiết, sâu bệnh hại cây trồng, thị trường nông sản... đến người sản xuất sớm và kịp thời. Bên cạnh đó, chỉ đạo sản xuất cơ cấu cây trồng, giữ hợp lý, sản xuất rải vụ nhằm đa dạng hóa sản phẩm.

Cán bộ chuyên môn cũng tăng cường tập huấn kỹ thuật để nâng cao năng lực sản xuất cây vụ đông cho nông dân, đặc biệt là sản xuất theo hướng an toàn thực phẩm, ứng phó với thời tiết khắc nghiệt, liên kết sản xuất để tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Cán bộ kỹ thuật bám sát địa bàn để chỉ đạo sản xuất và tư vấn kịp thời cho nông dân. Đặc biệt là các chính sách hỗ trợ sản xuất như dồn điền đổi thửa, thu hút doanh nghiệp nông nghiệp, xây dựng mô hình cây trồng mới, kỹ thuật mới, mô hình liên kết sản xuất, cơ giới hóa, xây dựng thương hiệu nông sản...

Theo dangcongsan.vn

 



BÁO NAM ĐỊNH ĐIỆN TỬ

Tổng biên tập: Phạm Văn Trường

Phó Tổng biên tập: Trần Vân Anh, Nguyễn Thị Thu Thủy

Tòa soạn: Số 68 Trần Phú, TP Nam Định, tỉnh Nam Định

Điện thoại: 0228.3849386; Email: toasoanbnd@gmail.com